Chào mừng quý vị đến với website của Nguyễn văn Bình
Nếu chưa đăng ký, hãy nhấn vào chữ ĐK thành viên ở phía bên trái, hoặc xem phim hướng dẫn tại đây
Nếu đã đăng ký rồi, quý vị có thể đăng nhập ở ngay phía bên trái.
Mời bạn quan tâm
Thứ tư, 08 Tháng 6 2011 15:00 | |||||||
(GDVN) - Sau khi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2011 vừa kết thúc, cùng với đáp án chuẩn của Bộ GD – ĐT, TS vật lý Nguyễn Văn Khải – người được mệnh danh là “ông già Ô Zôn” đã tìm đến báo Giáo dục Việt Nam phản ánh thông tin: Cả 4 đáp án A, B, C, D trong câu 13, đề thi Vật lý mã 642 đều không đúng thực tế. Đề tìm hiểu thông tin này, PV báo Giáo dục Việt nam đã có buổi tiếp xúc với TS. Nguyễn Văn Khải.
Gặp chúng tôi, ông vừa cầm trong tay 1 thanh sắt vừa nói: “Vật lý là khoa học thực nghiệm, theo đáp án của Bộ GD – ĐT, tôi sẽ làm thực nghiệm để xem đáp án này có đúng với thực tế không? Theo đáp án: vật rắn được nung nóng đến nhiệt độ cao sẽ phát ra quang phổ liên tục.
Đó là các ví dụ của ông để chứng tỏ nhiều vật rắn khi nung nóng không phát ra quang phổ liên tục .
Lý giải thêm cho việc khi nung nóng chất khí ở áp suất cao cũng có thể không cho quang phổ liên tục, TS Khải nói tiếp: “Tôi dùng thủy ngân, cadimi, telua (các nguyên tố hóa học-PV) để chế tạo đầu thu laze, dù ở nhiệt độ nào thủy ngân cũng chỉ phát ra 2 vạch màu tím, còn màu lá cây và màu vàng đo được là quang phổ phát xạ của thủy tinh thạch anh đựng hơi thủy ngân. Hàng ngày chúng ta đi đường thấy đèn đường cho ánh sáng màu vàng đấy là quang phổ vạch của đèn cao áp natri. Áp suất trong bóng hơn chục atm, mà nhiệt độ trong bóng cao tới nghìn độ, chỉ cần sờ vào chao đèn đã thấy nóng như thế nào. Như vậy khi nung nóng nhiều chất khí ở áp suất cao vẫn cho quang phổ vạch”.
“Đề bài cho là “bị nung nóng đến nhiệt độ cao” là không phù hợp, vậy thế nào là nhiệt độ cao? Nhiệt độ cao là bao nhiêu? Nước uống ở 100oC thì là cao, nhiệt độ không khí 40o là cao, sấy hoa quả ở 80oC là cao…”. Ông Khải vừa lấy ví dụ vừa chỉ các định nghĩa trong Sách giáo khoa Vật lý 12 cả chương trình cơ bản và nâng cao cho PV thấy: “Trong SGK, phần nguồn phát ra quang phổ liên tục không hề có chữ “đến nhiệt độ cao””. Như vậy theo TS. Nguyễn Văn Khải, đáp án trong câu 13 thuộc mã đề 642 đề thi tốt nghiệp môn Vật lý năm 2011 là không đúng thực tế và với câu hỏi này, nếu trả lời theo thực tế thì sẽ không có đáp án duy nhất. Tuệ Minh (ghi) |
Nguyễn Văn Bình @ 22:38 22/07/2011
Số lượt xem: 316
Các ý kiến mới nhất